Ở Việt Nam, Múa sạp là điệu múa dân gian đặc sắc của một số dân tộc vùng Tây Bắc, chủ yếu của đồng bào Thái trong những dịp vui, trong các lễ hội… ngày nay, do dễ phổ cập, điệu múa vui vẻ và đặc biệt có thể tổ chức trong cộng đồng, nên múa sạp đã phát triển rộng rãi đến mọi dân tộc ở mọi vùng miền.
Tinikling ![]()
Được dịch từ tiếng Anh-Tinikling là một điệu nhảy dân gian truyền thống của Philippines có nguồn gốc từ thời thuộc địa Tây Ban Nha. Điệu nhảy liên quan đến việc hai người đập, gõ và trượt các cọc tre trên mặt đất và chống lại nhau phối hợp với một hoặc nhiều vũ công bước qua và ở giữa các cột trong một điệu nhảy. |
Trên thế giới, cũng ghi nhận nhiều nơi có hình thức múa có nhịp cách múa tương tự và đạt thành kỹ xảo, xuất hiện trong các cuộc thi. Như: Tây Ban nha, Philippin, Ấn độ…
Múa sạp có nguồn gốc Dân gian, phản ánh đời sống nông nghiệp của các dân tộc vùng cao. Đó là hình ảnh của những chiếc chầy giã gạo xếp thành đôi trên những hàng gỗ. Người múa cứ múa, người vỗ nhịp chầy cứ vỗ theo một tiết tấu rộn ràng và vui tươi.
Tiết tấu của múa sạp vui nhộn. Từng đôi, từng đôi nam nữ cầm tay, hoặc không cầm tay bước vào sạp, họ phải nhảy thế nào cho vừa duyên dáng, vừa không để bị cây sạp kẹp vào chân. Bên những hàng sạp gỗ đặt song song là những đôi chân đẹp của các nam thanh nữ tú thoăn thoắt bước từ sạp này sang sạp kia uyển chuyển và đồng điệu.
Nhảy sạp, không những vui mà còn luyện cơ thể dẻo dai khỏe mạnh. Điệu múa sạp cơ bản rất đơn giàn, thường chỉ sử dụng chỉ có vài động tác. Nhưng khi nhuần nhuyễn người múa có thể sáng tạo ra những động tác mới.
Múa sạp được sử dụng rộng rãi, được nâng cao về kỹ thuật vũ đạo, nhạc nền, phục trang, đạo cụ, trang trí sân khấu trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ và chào đón khách quốc tế.
Những nét đẹp của giai điệu Thái làm nhạc nền cho múa sạp đã làm giàu cho chất luợng nghệ thuật, tạo nên một khí thế tưng bừng hào hùng hấp dẫn nguời xem từ đẩu đến cuối. Khi biếu diễn tại Trung Quốc, Liên Xô và nhiều quốc gia Châu Âu, các đoàn ca múa trung uơng và quân đội đều trình diễn điệu múa sạp. Công chúng các nuớc bạn rất thích thú khi thường thức điệu múa sạp độc đáo của Việt Nam.
A. Cách nhảy sạp:
- Đạo cụ cơ bản cần thiết cho múa sạp phải có hai cây tre to, thẳng và dài làm “sạp cái’ (thuờng là tre có bọng lớn để tạo âm thanh) và một hay nhiều cặp “sạp con” bằng tầm vông hay nứa (đuờng kính 3 đến 4cm, dài 3 đến 4m).
Khi múa, nguời ta đặt hai “sạp cái”, để cách nhau vừa đủ để gác hai đầu các cây sạp con. Từng cây “sạp con ‘ đặt song song, cách đều nhau chừng 4cm, tạo thành dàn sạp. Nguời múa chia ra một tốp đập sạp và một tốp múa; mỗi tốp có thế từ vài cặp trai gái đến nhiều cặp. Càng nhiều, đội hình càng phong phú sinh động.
- Nhảy sạp nhịp 3
Nhịp nhảy này hơi khó, động tác phải nhanh nhẹn. Trước tiên phài tập cho hai người đập sạp đập theo nhịp 3 đều đặn: hai cái đập (xuống) và một cái vỗ (2 sạp con đập vào nhau). Khi đã đập nhịp nhàng (theo nhịp đếm) thì ngưòi nhảy mới vào. (sử dụng nhạc nền có nhịp 3/4 hay 6/8..)
Cách thứ 1 – Nhảy ngang và nhảy đơn: không di chuyển mà chỉ nhảy qua và nhảy lại.
- Nhảy qua
- Bắt đầu chuẩn bị bước vào nhịp 3 (tức là lúc 2 sạp con nhập vào nhau). Nếu sạp đang ở bên phải thì bước vào bằng chân phải.
- Khi 2 sạp con đập xuống nhịp 1 thì chân phải bước vào chấm đất, chân trái co lên.
- Khi gõ nhịp 2 thì chân trái chấm đất, chân phải co lên.
- Khi 2 sạp con nhập lại ở nhịp 3 thì chân phải bước ra, đồng thời co chân trái lên.
- Nhảy lại
- Khi 2 sạp con đập lại nhịp 1 thì chân trái bước trở lại chấm đất, chân phải co lên.
- Khi gõ nhịp 2 thì chân phải chấm đất, chân trái co lên.
- Khi 2 sạp con nhập lại ở nhịp 3 thì chân trái bước ra, đồng thời co chân phải lên. Cứ thế mà tiếp tục.
- Cách thứ 2- Nhảy về phía trước: có thẻ nhảy đơn hay nhảy đôi tùy ý.
Nhịp 1 : Khi 2 sạp con đập xuống nhịp 1 thì chân phải bước vào giữa 2 sạp con, chân trái co lên.
Nhịp 2: Khi gõ nhịp 2 thì chân trái chấm đất, chân phải co lên.
Nhịp 3: Khi 2 sạp con nhập lại ở nhịp 3 thì chân phải bước ra đồng thời co chân trái lên. Với tư thế này, bạn chuẩn bị bước vào sạp kế tiếp.
Nhạc nền cho cách nhảy này là những bản nhạc có nhịp 3/4 như : – Hi vọng đã vươn lên – Chèo đi bơi đi – …
b. Nhảy sạp nhịp 4
Có nhiều cách nhảy nhịp bốn khác nhau: Nhảy nhanh, nhảy chậm, nhảy ngang, nhảy tới… có thể nhảy đôi. nhảy ba… vừa nhảy vừa tiến về phía trước hay bước lùi lại tùy ý.
Sau đây là 2 cách nhảy thông dụng và tương đối dễ dàng nhất.
Trước tiên cũng phải tập cho những cặp đập sạp đập theo nhịp 4 đều đặn. ba cái đập (xuống) và một cái vỗ (2 sạp con đập vào nhau).
Khi đã đập nhịp nhàng (theo nhịp đếm) thì người nhảy mới vào. Sử dụng nhạc nền có nhịp 4/4 hay 4/8. .. (cũng có thể sử dụng nhịp 2/4).
Cách thứ 1: nhảy ngang.
Nhịp 1: Bước chân phải vào giữa 2 sạp con. chân trái co lên
Nhịp 2: Đổi qua chân trái, chân phải co lên
Nhịp 3: chân phải bước ra khỏi sạp, chân trái co lên
Nhịp 4: hai chân cham đất, chuẩn bị vào nhịp 1 ở sạp kế tiếp
Cách thứ 2: nhảy tới.
Nhịp 1: Bước chân phải vào giữa 2 sạp con, chân trái co lên
Nhịp 2: Đổi qua chân trái, chân phải co lên
Nhịp 3: chân phải bước ra khỏi sạp, chân trái co lên
Nhịp 4: hai chân chạm đất, chuẩn bị vào nhịp 1 ở sạp kế tiếp
B. Nhạc Múa Sạp ( Chuẩn cho tập múa )
Sưu tầm, tổng hợp
BÀI LIÊN QUAN: Múa sạp trên thế giới