Chuyển tới nội dung

ĐỘ DÀI PHÓNG SỰ

  • bởi

Tùy người viết và tòa soạn mà phóng sự dài hoặc ngắn. Trên các báo Pháp có loại phóng sự kể chuyện địa phương ngắn và súc tích, chỉ 600 chữ. Họ kể chuyện đội bóng kiểu cấp phường của mình, thành phóng sự rất độc đáo. Nhưng các nhà báo Việt Nam thì cho rằng phóng sự phải trên 1.000 chữ, hoặc dài hơn.

Đối với tỉnh A, có gì hay? Vừa rồi làm sân bay ở Phú Quốc, mình có thể tập trung vào một công nhân làm sân bay để kể lại chuyện này. Hoặc kể chuyện đó theo cách nhìn của một ông đốc công. Đấy là phóng sự. Vừa về địa danh, vừa về con người. Hẳn không thiếu những chuyện lạ trong việc làm sân bay, nếu hỏi sẽ biết được rất nhiều. 
Còn ngọc Phú Quốc, ngọc thật ngọc giả cũng có chuyện để viết. Tôi từng viết bài về ngọc sau một lần tới chỗ nuôi ngọc trai ở đảo. Bài dạng này gọi là phóng sự hay ký sự. Viết như thế các báo sẽ đăng. Nếu không thì sao? Mình có thể đăng trên Facebook hoặc Blog. 
Thuật kể chuyện áp dụng được cho nhiều loại bài. Những bài điều tra cũng hay dùng, như chuyện công an đi bắt quân gian. Những bài sâu về tin tức, tường thuật chi tiết, khi dùng thuật này sẽ luôn hấp dẫn độc giả. Hoặc những chuyện đầy kịch tính về bê bối doanh nghiệp. Chẳng hạn, chuyện bà Diệu Hiền ở Cần Thơ. Từ một người đàng hoàng, nhưng không biết làm ăn nên bị nợ nần, nông dân làm dữ (nhưng giờ nghe nói đã được hỗ trợ để trả hết nợ). 
Hoặc chuyện về công ty TAXI X. Tại sao người ta lại quan tâm đến doanh nghiệp taxi này? Vì món nợ 500 tỉ với lãi suất 20% một năm. Nghĩa là mỗi năm phải trả lãi 100 tỉ đồng, chia ra mỗi tháng phải trả khoảng 8,3 tỉ. Mỗi ngày mở mắt ra là mất đứt hơn 270 triệu. 
Tin tức là những mẩu tin từ 50 đến 150 chữ. Và ngày xưa viết rề rà, còn bây giờ thì “chuyện chi nói lẹ ra đi” ngay trên đầu bài. Ví dụ, hôm nay Hội Nhà báo tỉnh A tổ chức lớp tập huấn, cần nói ngay về vấn đề gì. Nhưng bạn nào làm phóng sự về lớp này, hẳn sẽ viết theo kiểu kể chuyện. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *